Thủ tục tách thửa đất đã có nhà thường khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ cũng như nắm rõ quy trình thực hiện. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Thủ tục tách thửa đất đã có nhà thường khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ cũng như nắm rõ quy trình thực hiện. Nếu bạn đang quan tâm vấn đề này thì hãy cùng Daohanthechap.vn theo dõi trong bài viết sau đây nhé.
Điều kiện nào để thực hiện thủ tục tách thửa đất đã có nhà?
Điều kiện đối với thửa đất:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hợp lệ.
- Diện tích thửa đất sau khi tách thửa phải đáp ứng diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật tại địa phương.
- Vị trí thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng và các quy định khác về quản lý đất đai.
Điều kiện đối với căn nhà trên thửa đất:
- Có Giấy phép xây dựng hợp lệ (nếu xây dựng sau ngày 1/8/2004).
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng và các quy định khác về quản lý nhà ở.
- Không thuộc diện phải giải phóng mặt bằng hoặc di dời theo quy hoạch.
Tìm hiểu thêm: Quy định tách thửa đất ở nông thôn như thế nào?
Những trường hợp nào không được tách thửa?
- Thửa đất thuộc diện quy hoạch thu hồi: Đất nằm trong khu vực đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương và thuộc diện quy hoạch thu hồi.
- Thửa đất có tranh chấp: Mảnh đất đang trong quá trình tranh chấp quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu.
- Không đáp ứng diện tích tối thiểu: Thửa đất sau khi tách không đáp ứng được diện tích tối thiểu theo quy định của địa phương.
Hồ sơ tách thửa đất đã có nhà cần có gì?
- Đơn đề nghị tách thửa đất (theo mẫu quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có thửa đất cần tách).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của thửa đất cần tách.
- Còn hiệu lực và không bị hư hỏng, rách nát.
- Sổ đỏ phải được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bản vẽ đo đạc, xác định ranh giới thửa đất sau khi tách thửa
- Được lập bởi cơ quan đo đạc bản đồ có thẩm quyền.
- Thể hiện rõ ranh giới, vị trí và diện tích của các thửa đất sau khi tách thửa.
- Có chữ ký, đóng dấu của người lập bản vẽ và cơ quan đo đạc bản đồ.
- Giấy phép xây dựng nhà (nếu có).
- Giấy còn hiệu lực.
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng và được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hợp đồng ủy quyền (nếu có).
- Theo mẫu quy định của pháp luật
- Ghi rõ nội dung, phạm vi ủy quyền và các quyền, nghĩa vụ của người ủy quyền và người được ủy quyền.
- Hợp đồng ủy quyền phải có chữ ký, đóng dấu của người ủy quyền và người được ủy quyền.
- Các giấy tờ khác liên quan theo quy định của địa phương.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy khai sinh của con (nếu tách thửa đất để cho con),
- …
Có thể bạn quan tâm: Thủ tục tách thửa đất để bán và các khoản phí cần phải đóng
Thủ tục tách thửa đất đã có nhà như thế nào?
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ xin tách thửa đất tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (bộ phận một cửa) thuộc văn phòng UBND cấp quận/huyện.
Trường hợp nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì bạn có thể nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin tách thửa, ghi thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp, trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả xử lý.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu giấy tờ, trong thời hạn không quá 3 ngày, cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn bạn bổ sung.
- Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết tách thửa theo mong muốn.
- Bước 4. Trả kết quả
Với điều kiện hồ sơ hợp lệ và không bị sai sót thì trong thời hạn 15 ngày, hồ sơ xin tách thửa sẽ được giải quyết. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền trả kết quả cho bạn trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc kể từ khi có kết quả giải quyết hồ sơ xin tách thửa đất đã có nhà.
Và trên đây là một số thông tin về thủ tục tách thửa đất đã có nhà, hy vọng bài viết này mang lại những thông tin bổ ích. Chúc các bạn thực hiện thành công.