Có nhiều người vay hiện nay khi tới ngày đáo hạn thì không có tiền để trả ngân hàng và thắc mắc liệu chậm đáo hạn ngân hàng có bị sao không? Cùng tìm hiểu nhé.
Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng để thanh toán khoản vay (hoặc khoản nợ) hoặc các hợp đồng vay đối với ngân hàng. Tại ngày này, toàn bộ số tiền gốc kèm theo tất cả các khoản lãi còn tồn tại đến hạn trả cho ngân hàng.
Vậy liệu chậm đáo hạn ngân hàng có bị sao không? Nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện? Cùng Daohanthechap.vn tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé.
Chậm đáo hạn ngân hàng có bị sao không?
Đáo hạn trả nợ mà khách hàng vẫn chưa thể trả nợ gốc và lãi suất thì có thể sẽ trở thành nợ xấu. Trường hợp để nợ khách hàng không rơi vào trường hợp này, thông thường ngân hàng sẽ ra quyết định bị phạt.
Ngoài ra, căn cứ khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả.
- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay.
Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.
Xem thêm: Vay tiền đáo hạn ngân hàng cần đặc biệt lưu ý những gì?
Nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện?
Về quyền khởi kiện tại tòa án, khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 ghi nhận, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Theo đó, khi bên vay không trả nợ đúng hạn thì sẽ ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của ngân hàng và ngân hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện tại tòa án.
Bên cạnh đó, trong Hợp đồng cho vay mà ngân hàng và bên vay thiết lập bao giờ cũng sẽ có điều khoản về giải quyết tranh chấp, trong đó ghi nhận phương thức giải quyết trước là thương lượng, thỏa thuận trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Trường hợp không thể tự thỏa thuận được thì hai bên sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.
Như vậy, theo khía cạnh pháp lý và thực tiễn thì khi bạn có một khoản nợ quá hạn tại ngân hàng, bạn sẽ có thể bị ngân hàng kiện ra tòa yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng khi hai bên không thỏa thuận được với nhau cách thức giải quyết phù hợp với lợi ích của cả hai bên. Pháp luật không quy định cụ thể đó là thời hạn bao lâu kể từ khi chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và trong hợp đồng cho vay cũng không ghi nhận cụ thể về thời điểm phát sinh quyền này. Mà nó phụ thuộc vào thiện chí giải quyết vấn đề của bên vay nhưng chắc chắn bên ngân hàng sẽ có quyền khởi kiện để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ trong trường hợp này.
Xem thêm: Vay ngân hàng này trả ngân hàng khác dễ hay khó?
Như vậy, theo khía cạnh pháp lý và thực tiễn thì khi bạn có một khoản nợ quá hạn tại ngân hàng, bạn sẽ có thể bị ngân hàng kiện ra tòa yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng khi hai bên không thỏa thuận được với nhau cách thức giải quyết phù hợp với lợi ích của cả hai bên. Pháp luật không quy định cụ thể đó là thời hạn bao lâu kể từ khi chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và trong hợp đồng cho vay cũng không ghi nhận cụ thể về thời điểm phát sinh quyền này. Mà nó phụ thuộc vào thiện chí giải quyết vấn đề của bên vay nhưng chắc chắn bên ngân hàng sẽ có quyền khởi kiện để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ trong trường hợp này.
Và theo quy định pháp luật dân sự, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015). Theo đó, kể từ ngày đến hạn trả nợ mà bên vay không trả thì ngân hàng có quyền khởi kiện và được thực hiện quyền này trong thời hạn 03 năm kể từ ngày quá hạn trả nợ.
Và trên đây là một số thông tin về chậm đáo hạn ngân hàng có sao không. Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin bổ ích. Chúc các bạn vay thành công và an toàn.