Giải chấp là thuật ngữ quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Cùng tìm hiểu giải chấp là gì cũng như thủ tục giải chấp ngân hàng mới nhất.
Giải chấp là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc đối với những ai đang vay vốn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy hãy cùng tìm hiểu giải chấp là gì cũng như thủ tục giải chấp ngân hàng mới nhất trong bài viết sau.
Giải chấp là gì?
Giải chấp là hay còn được gọi là xóa thế chấp. Đây là khái niệm nói về vấn đề giải trừ thế chấp đối với tài sản đang có nghĩa vụ đảm bảo cho khoản vay nợ tại ngân hàng vay vốn. Khi tài sản được giải chấp có nghĩa hợp đồng vay đã được thanh lý và tài sản của người vay sẽ không còn là tài sản đảm bảo cho khoản vay. Do đó, giải chấp ngân hàng là việc quan trọng và bắt buộc khi khoản vay đến hạn trả nợ gốc.
Đối với khoản vay thanh lý đúng hạn thì việc thẩm định và giải chấp sẽ được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, khoản vay thanh lý quá hạn sẽ chuyển thành nợ và gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như tín dụng của người vay. Không những vậy còn
suy giảm độ uy tín về năng lực cho vay của cán bộ tín dụng.
Khi nào cần giải chấp ngân hàng?
Người vay sẽ cần giải chấp ngân hàng trong trường hợp sử dụng sổ đỏ, sổ hồng để thế chấp khoản vay tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó vẫn còn một số trường hợp người vay cần giải chấp ngân hàng bằng sổ đỏ, cụ thể:
- Bán nhà giải chấp ngân hàng
- Bán ô tô, xe hơi
- Giải chấp để vay lại tại chính ngân hàng cũ
- Giải chấp tài sản thế chấp để vay tại ngân hàng khác
- Giải chấp ngân hàng khi muốn thay đổi tài sản thế chấp với giá trị tương đương
Hậu quả khi không giải chấp ngân hàng đúng hạn
Nếu đến thời hạn trả nợ gốc nhưng người vay không thực hiện giải chấp tài sản đúng hạn thì sẽ gây ra một số hậu quả cho cả người vay lẫn người cho vay:
Đối với người vay:
- Khoản vay sẽ chuyển thành nợ quá hạn
- Bị lưu lại thông tin tại CIC (Trung tâm thông tin tín dụng) và xếp vào lý lịch tín dụng “xấu”. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các khoản vay sau, thậm chí là khó có thể vay tiền các ngân hàng khác.
- Bị phạt quá hạn theo chính sách và hợp đồng đã thỏa thuận.
Đối với ngân hàng cho vay:
- Đem tài sản thế chấp ra định giá lại và phát mại
- Độ uy tín về năng năng bị giảm sút
- Làm giảm thu nhập của ngân hàng cho vay vì phải trích dự phòng cho cho khoản vay. Trong trường hợp tỷ lệ cao sẽ được ngân hàng nhà nước tiến hành kiểm soát đặc biệt.
Thủ tục giải chấp ngân hàng
Sau khi thanh toán tài chính với ngân hàng, người vay vốn cần chuẩn bị hồ sơ giải chấp. Thủ tục giải chấp ngân hàng cũng vô cùng đơn giản bao gồm một số giấy tờ cần chuẩn bị:
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (1 bản chính).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất (1 bản chính).
- Đối với trường hợp bên thế chấp tài sản yêu cầu xóa đăng ký thì cần có văn bản đồng ý hoặc văn bản thông báo của bên nhận thế chấp (1 bản chính).
- CMND hoặc CCCD của bên thế chấp tài sản.
- Nếu người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì cần cung cấp văn bản ủy quyền (1 bản sao có chứng thực). Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký có thể xuất trình bản chính văn bản uy quyền thì chỉ cần nộp 1 bản sao đối chiếu.
Sau khi hoàn tất thủ tục giải chấp ngân hàng, cơ quan thẩm quyền sẽ:
- Tiếp nhận, kiểm tra và lập phiếu hẹn trả kết quả.
- Thực hiện xóa đăng ký trên Giấy chứng nhận.
- Xóa đăng ký trong sổ địa chính.
- Xóa đăng ký trong sổ theo dõi biến động đất đai.
- Chứng nhận xóa đăng ký thế chấp vào đơn yêu cầu.
- Trả kết quả cho người yêu cầu.
Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về giải chấp là gì cũng như thủ tục giải chấp ngân hàng mới nhất đến bạn đọc. Qua đó có thể thấy việc giải chấp ngân hàng vô cùng quan trọng, vì thế bạn cần thực hiện đúng hạn.