Bài viết mới nhất

Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vietinbank Bình Dương: Hồ Sơ, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
28/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vpbank Bình Dương: Điều Kiện, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
27/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Sacombank Bình Dương: Điều Kiện, Hồ Sơ | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
25/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Mb Bình Dương: Điều Kiện, Quy Trình | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
23/04/2025
Vay Đáo Hạn Vib Bình Dương: Điều Kiện, Hồ Sơ, Lãi Suất Vay | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
21/04/2025

Giải Đáp - Nợ Ngân Hàng Bao Nhiêu Thì Bị Khởi Kiện?

anonymous 07/03/2024
Giải Đáp - Nợ Ngân Hàng Bao Nhiêu Thì Bị Khởi Kiện? | Đáo Hạn Thế Chấp

Ngày nay có nhiều người vay không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng cho nên họ tự hỏi liệu “nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện không?”. Cùng tìm hiểu nhé.

Với tình hình tài chính khó khăn ở hiện tại, có rất nhiều người vay đang gặp những vấn đề về tài chính cho nên không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Chính vì vậy câu hỏi “nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện không?” được rất nhiều người quan tâm. Sau dây hãy cùng Daohanthechap.vn giải đáp nhé.

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Theo như phân tích tại mục 2, tổ chức có quyền khởi kiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, điều đó đồng nghĩa rằng, ngân hàng có quyền khởi kiện khi có cơ sở về hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, trong các văn bản pháp luật liên quan đều không có quy định nào ghi nhận cụ thể số tiền nợ bao nhiêu thì ngân hàng mới được kiện ra tòa.

Nhưng trên thực tế, đối với khách hàng chậm thanh toán khoản vay theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng cho vay, dù khoản tiền nợ quá hạn là bao nhiêu thì ngân hàng đều sẽ không tiến hành khởi kiện ra tòa ngay mà sẽ chuyển hồ sơ vay cho bộ phận xử lý nợ để thực hiện các công việc theo quy định trong nội bộ ngân hàng.

Mục đích của ngân hàng là làm sao để thu hồi được khoản vay một cách nhanh chóng nhất do đó ở giai đoạn này nếu như bên nợ quá hạn có thiện chí hợp tác thương lượng về việc gia hạn thời gian trả nợ thì sẽ được kéo dài thêm thời gian. Kiện ra tòa là phương thức cuối cùng mà ngân hàng lựa chọn khi không còn cách thức nào khác bởi kiện tụng sẽ mất nhiều thời gian mà nếu người nợ quá hạn thực sự không còn khả năng thanh toán thì cuối cùng cũng khó mà thi hành án được.

Như đã nói ở trên, quy định pháp luật trong ngân hàng không quy định mức tiền nợ quá hạn để làm căn cứ xác định có khởi kiện hay không mà nó phụ thuộc vào nợ đó đã được coi là nợ xấu hay chưa, bởi đối với mỗi nhóm nợ sẽ có quy trình áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ. 

Và việc phân loại nợ xấu này thường được phân loại trên cơ sở định lượng theo thời hạn nợ quá hạn từ 1 ngày đến 360 ngày và được phân thành 5 nhóm nợ

  • Nợ nhóm 1: nợ quá hạn dưới 10 ngày
  • Nợ nhóm 2: nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
  • Nợ nhóm 3: nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu
  • Nợ nhóm 4: nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
  • Nợ nhóm 5: nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ được được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

Tương ứng với mức độ xếp loại nợ xấu của khoản nợ thì ngân hàng cũng sẽ áp dụng các phương thức xử lý nợ quá hạn theo từng mức độ khác nhau.

Đối với khoản nợ nhỏ vay với mục đích tiêu dùng (theo hình thức trả góp), chậm dưới 10 ngày thì ngân hàng áp dụng phương thức gia hạn nghĩa vụ thanh toán để người vay có thêm thời gian xoay sở.

Đối với những khoản vay có tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật để thu hồi nợ;

Đối với những khoản vay lớn, đã xếp vào nhóm nợ xấu 3,4,5 thì ngoài việc áp dụng các biện pháp xử lý trên mà chưa hiệu quả thì việc khởi kiện ra tòa án sẽ được lựa chọn, nếu bên vay có động thái trốn tránh thì có thể sẽ bị ngân hàng bị tố cáo và khó tránh khỏi trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, đối với bên vay có khoản nợ quá hạn bị xếp vào nhóm nợ xấu thì sẽ bị ngân hàng đưa thông tin lên hệ thống CIC, trường hợp này khác hàng sẽ có lịch sử tín dụng xấu, khó có thể vay vốn lần sau. Đây cũng là một trong những biện pháp xử lý người vay có nợ quá hạn rất hữu hiệu để buộc người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ quá hạn của mình.

Xem thêm: Vay đáo hạn là gì? Dịch vụ hỗ trợ vay tiền đáo hạn uy tín

Người vay nên làm gì để không bị nợ quá hạn ngân hàng?

Người vay nên làm gì để không bị nợ quá hạn ngân hàng?

Để tránh xảy ra tình trạng nợ xấu gây khó khăn cho việc vay vốn sau này, người vay cần tuân thủ đúng thời gian và số tiền cần trả định kỳ theo cam kết đã được thể hiện trong Hợp đồng tín dụng.

  • Trước khi quyết định vay vốn, người vay cần tự đánh giá năng lực trả nợ của bản thân, đồng thời lên kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán các khoản vay bao gồm trường hợp có biến cố xảy ra.
  • Cần hiểu rõ các điều khoản trả nợ được thể hiện trong hợp đồng tín dụng.
  • Nghiêm túc tuân thủ việc trả nợ đúng hạn.
  • Trong trường hợp bất khả kháng không thể trả nợ theo đúng cam kết, người vay cần liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để tìm ra phương án trả nợ phù hợp nhất.

Và trên đây là một số thông tin để trả lời câu hỏi “Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện”. Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc các bạn vay thành công và an toàn.