Nhiều người dùng chỉ quan tâm đến vấn đề lãi suất, hạn mức vay mà thường bỏ qua quy định và phí phạt khi đáo hạn ngân hàng trước thời hạn.
Hầu hết người vay hiện nay thường chỉ quan tâm đến hạn mức và lãi suất khi có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng mà bạn cũng cần quan tâm chính là quy định và phí phạt trong trường hợp đáo hạn ngân hàng trước thời hạn. Vậy mức phí phạt đáo hạn trước thời hạn có cao không? Người vay có bị ảnh hưởng gì khi đáo hạn sớm hơn thời hạn cam kết không?
Tại sao đáo hạn ngân hàng trước thời hạn lại bị phạt?
Đáo hạn ngân hàng là gì? Đáo hạn ngân hàng là thủ tục mà người vay tất toán khoản vay của cá nhân hoặc doanh nghiệp đã ký kết với ngân hàng theo hợp đồng vay vốn trong một khoảng thời gian cố định.
Tuy nhiên, do đã đủ tài chính nên nhiều khách hàng muốn tất toán khoản vay ngân hàng sớm hơn quy định trong hợp đồng để không phải chịu khoản lãi vay hàng tháng. Lúc này, mỗi ngân hàng sẽ có những quy định riêng trong trường hợp khách hàng muốn đáo hạn ngân hàng trước thời hạn.
Các ngân hàng thường lên kế hoạch tài chính ngắn hoặc dài hạn một cách rõ ràng dựa vào các khoản vay và lãi suất của khách hàng để kiểm soát cũng như huy động vốn. Do đó, trường hợp khách hàng muốn đáo hạn sớm hơn sẽ làm thay đổi dòng tiền hoạt động tài chính của ngân hàng và thiệt hại về khoản lãi suất cho vay đã quy định trong hợp đồng trước đó.
Lúc này, ngân hàng buộc phải thu phí phạt nhằm bù đắp những thiệt hại về tài chính do khách hàng không thực hiện theo quy định đã cam kết trong hợp đồng. Đây chính là biện pháp phòng trừ rủi ro của các ngân hàng và đã được nhà nước Việt Nam thông qua.
Quy định xử lý trường hợp đáo hạn ngân hàng trước thời hạn
Để xử lý trường hợp đáo hạn ngân hàng trước thời hạn cam kết trong hợp đồng, các ngân hàng thường đưa ra quy định cụ thể.
Phí phạt khi đáo hạn ngân hàng trước thời hạn
Khi có nhu cầu muốn đáo hạn ngân hàng trước thời hạn, khách hàng có thể trao đổi và thương lượng với ngân hàng để đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất cho cả hai bên. Bởi phí phạt đáo hạn sớm sẽ phụ thuộc vào kỳ hạn, số tiền vay và mức lãi suất đã cam kết trước đó.
Theo điều 478 Luật dân sự năm 2005, nếu khách hàng có nhu cầu thanh toán sớm trong trường hợp hai bên đã có hợp đồng vay vốn đúng thủ tục pháp lý thì bên vay cần thanh toán tất cả lãi suất theo đúng kỳ hạn trong hợp đồng. Ngoài ra, khi khách hàng muốn trả tiền hoặc tài sản đã vay, ngân hàng có quyền thu hồi tài sản trước kỳ hạn nếu được sự đồng ý của bên vay.
Thủ tục xóa thế chấp tài sản khi đáo hạn ngân hàng
Nhiều khách hàng sẽ thắc mắc về thủ tục xóa thế chấp tài sản trong trường hợp muốn đáo hạn ngân hàng trước thời hạn, liệu có ràng buộc về pháp lý hay không? Khi muốn đáo hạn sớm, khách hàng cần đến ngân hàng và văn phòng công chứng để hoàn tất hồ sơ giải chấp tài sản theo quy định, bao gồm:
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn pháp lý.
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp tài sản theo đúng quy định của ngân hàng hoặc cơ quan tài chính.
- Đơn và biên bản thông báo giải chấp tài sản được thông qua và cấp phép bởi ngân hàng.
- Biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng theo mẫu ngân hàng cung cấp.
- Phí giao dịch khi thực hiện xóa thế chấp tài sản.
Cách tính phí đáo hạn khi chưa đến thời hạn
Phí đáo hạn ở các ngân hàng hoặc cơ quan tài chính sẽ khác nhau nhưng thường dao động từ 1 – 5% tổng số tiền phải thanh toán theo quy định.
Công thức chung để tính phí đáo hạn khi chưa đến thời hạn thanh toán là:
Phí phạt đáo hạn trước thời hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn x Số tiền trả trước
Trong đó:
- Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn sẽ được quy định trong hợp đồng mà bên vay và ngân hàng đã ký ban đầu.
- Số tiền trả trước là số tiền mà khách hàng còn nợ tính đến thời điểm đáo hạn.
Nhìn chung, khoản phí phạt đáo hạn sớm sẽ ít hơn rất nhiều so với tình trạng lãi chồng lãi khi khách hàng trả nợ đúng hạn. Vì vậy, nếu có đủ tài chính, khách hàng nên tất toán khoản vay sớm hơn.
Mức phí phạt đáo hạn ngân hàng trước thời hạn tại một số ngân hàng hiện nay
Hiện nay, một số ngân hàng quy định rõ ràng mức phí phạt đáo hạn ngân hàng trước thời hạn để khách hàng có thể nắm rõ ngay từ đầu. Cụ thể:
- Ngân hàng Vietcombank: 0,5 – 2% số tiền trả nợ trước hạn (trong 3 năm đầu).
- Ngân hàng Sacombank: 3% số tiền trả nợ trước hạn.
- Ngân hàng Agribank: 1 – 2% số tiền trả nợ trước hạn.
- Ngân hàng VPBank: 0,5 – 3% số tiền trả nợ trước hạn (trong 3 năm đầu) .
- Ngân hàng OCB: 1 – 3% số tiền trả nợ trước hạn (trong 3 năm đầu), năm thứ 4 trở đi miễn phí.
- Ngân hàng Techcombank: 2 – 3% số tiền trả nợ trước hạn.
Nhìn chung, khách hàng cần nắm rõ quy định về thủ tục và phí phạt trong trường hợp đáo hạn ngân hàng trước thời hạn để hạn chế những rủi ro không đáng có khi kết thúc hợp đồng vay vốn. Những kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn không còn băn khoăn và lo lắng khi có nhu cầu đáo hạn ngân hàng sớm hơn thời hạn cam kết trong hợp đồng. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ ngay 0819.833.933 để được chuyên gia tài chính giải đáp sớm nhất nhé!