Đảo nợ là gì được khá nhiều khách hàng quan tâm khi đi vay vốn ngân hàng. Khách hàng không thể bỏ qua thông tin hữu ích về dịch vụ này
Với những khách hàng thường xuyên đi vay tiền ngân hàng thì thuật ngữ “đảo nợ” đã khá quen thuộc. Tuy nhiên, có nhiều khách hàng mới vẫn chưa hiểu hình thức chuyển vay nợ mới để trả nợ cũ này. Vậy, đảo nợ là gì? Dịch vụ đảo nợ ngân hàng thực hiện ở ngân hàng nào? Cùng tìm hiểu để có thể nhận tối ưu lợi ích từ dịch vụ này.
Tìm hiểu đảo nợ là gì?
Đảo nợ là gì? Đảo nợ hay còn gọi là đảo sổ là một cách thức thực hiện của ngân hàng với các khoản vay. Theo đó, đảo nợ là thực hiện giải ngân một khoản vay mới nhằm trả nợ cho hợp đồng vay cũ đã đến hạn trả nợ. Khi đó, nghĩa vụ đến hạn của khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ được xác định theo nghĩa vụ của hợp đồng vay mới. Thực chất thì tiền không ra khỏi Ngân hàng, chỉ là sử dụng tiền vay mới để trả cho khoản vay cũ.
Theo quy chế cho vay vốn của ngân hàng Nhà nước thì đảo nợ là hoạt động bị nghiêm cấm. Chỉ có Chính Phủ mới thực hiện nghiệp vụ đảo nợ, thông thường là đảo nợ vay nước ngoài và nợ công.
Vì khái niệm đảo nợ trên bị nghiêm cấm nên đảo nợ được giải thích theo nghĩa thứ hai. Theo đó đảo nợ là cách thay món nợ cụ hiện có bằng món nợ mới “sạch sẽ”. Tuy cách gọi này không có vấn đề gì nhưng nhiều người đã vận dụng nó theo nghĩa tiêu cực. Thế nên, Ngân hàng Nhà nước đã liệt đảo nợ thành dạng vi phạm và phạt hành chính.
Cụ thể, theo quy định của điểm C khoản 4 điều 14 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP 10/12/2004 thì hành vi miễn giảm lãi suất, gia hạn nợ gốc hoặc lãi, điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ gốc và lãi hặc đảo nợ không theo quy định pháp luật thì sẽ bị phạt hành chính. Mức phạt tiền là từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng.
Ngân hàng Nhà nước quy định thế nào về đảo nợ?
Từ năm 1975 thì Chính phủ lẫn Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có những quy định rõ ràng về vấn đề đảo nợ. Trong cả Quy chế cho vay ban hành đi kèm Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN cùng nhiều quyết định, thông tư sửa đổi, bổ sung quy định nảy thì cũng không có quy định rõ ràng. Chỉ có ghi nhận nguyên tắc rằng đối với đảo nợ, các tổ chức tín dụng tiến hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tuy không có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này nhưng trong Nghị định 202/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì hành vi đảo nợ không theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt.
Vì thế, có thể nói đảo nợ vẫn là hoạt động chưa có cơ sở pháp lý hướng dẫn. Thậm chí, trong quy định pháp luật vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng đảo nợ là gì. Khái niệm này chỉ là trong ngành Ngân hàng ngầm hiểu với nhau và thực hiện với người vay.
Dịch vụ đảo nợ ngân hàng có ưu và nhược điểm gì?
Đảo nợ về mặt pháp luật vẫn chưa được quy định chi tiết. Tuy nhiên, các khách hàng vẫn rất quan tâm tới dịch vụ này. Bên cạnh định nghĩa dịch vụ thì thông tin đảo nợ ngân hàng có ưu và nhược điểm gì cũng rất được chú trọng tìm hiểu.
Ưu điểm của dịch vụ đảo nợ ngân hàng
Đảo nợ ngân hàng được xem là dịch vụ được các khách hàng doanh nghiệp yêu thích. Bởi dịch vụ này đem đến một số lợi ích như:
- Khi thực hiện đảo nợ thì nợ của cả ngân hàng và doanh nghiệp được “biến đổi” thành nợ tốt. Một khoản nợ được xem là nợ nhiều nhưng sau khi đảo nợ thì được đánh giá là nợ xấu ít
- Khách hàng được tiếp tục cho vay, vẫn có thể vay với lãi suất thấp
- Khách hàng doanh nghiệp, cá nhân thực hiện đảo nợ sẽ có thể vượt qua cơn khủng hoảng tài chính tạm thời. Nó là một cách để ngân hàng tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp vượt qua các khó khăn và trở lại hoạt động tốt.
Nhược điểm của dịch vụ đảo nợ
Bên cạnh các lợi ích thì dịch vụ đảo nợ cũng đem đến một số rủi ro nhất định. Cụ thể đó là các vấn đề như:
- Doanh nghiệp về ngoài là đang hoạt động bình thường nhờ đảo nợ nhưng đây là doanh nghiệp ẩn chứa nguy cơ khá lớn. Bởi thực chất họ đang có nợ xấu gắn mác nợ tốt.
- Khách hàng thực hiện đảo nợ hiện là con bệnh nặng, nhưng lại “được xem” là đang có bệnh nhẹ, có khi là như người hoàn toàn khỏe mạnh. Vì thế nó sẽ tạo tâm lý chủ quan, đánh lừa doanh nghiệp, ngân hàng và cả các cơ quan quản lý.
- Các con số thực tế bị che giấu không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn tác động đến tình hình nền kinh tế. Nó phản ánh không đúng thực trạng và nguy cơ rủi ro cho cả nền kinh tế.
Ngân hàng nào cung cấp dịch vụ đảo nợ ngân hàng
Đảo nợ ở các ngân hàng Việt Nam là hoạt động quen thuộc và thường xuyên xảy ra. Ở các ngân hàng Nhà Nước, đảo nợ là hành vị bị cấm. Thế nhưng, khách hàng có thể tìm đến dịch vụ đảo nợ ngân hàng ở các Ngân hàng thương mại.
Khách hàng có thể tìm đến các ngân hàng như VPBank, BIDV, Tecombank, Vietinbank, Vietcombank, SHB PVcomBank,… để sử dụng dịch vụ cho vay đảo nợ ngân hàng. Mục đích việc đảo nợ ở các ngân hàng này là nhằm tránh trích lập dự phòng. Đây cũng là cách để hỗ trợ tối đa các tiện ích cho khách hàng đến sử dụng dịch vụ.
Do hoạt động đảo nợ chưa được quy định rõ ràng nên khi thực hiện đảo nợ hay đáo hạn ngân hàng cần phải làm thế nào cho “hợp tình” và “hợp lý”. Nếu bạn chưa rõ và chưa nắm chắc các thông tin về đảo nợ thì nên chọn ưu tiên đáo hạn ngân hàng.
Tìm hiểu đảo nợ là gì và dịch vụ đảo nợ ngân hàng bạn sẽ thấy có vài vấn đề nhỏ cần quan tâm khi muốn thực hiện dịch vụ này. Do đó, khi muốn thực hiện đảo nợ bạn nên tìm nơi am hiểu thực sự. daohanthechap.vn chính là địa chỉ uy tín mà bạn cần tìm đến.Liên hệ ngay hotline 0819.833.933 để được hỗ trợ chuẩn xác và chi tiết điều mà bạn cần liên quan đến việc đảo nợ ngân hàng.