Bài viết mới nhất

Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Techcombank Bình Dương: Lãi Suất Vay? | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
29/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vietinbank Bình Dương: Hồ Sơ, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
28/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vpbank Bình Dương: Điều Kiện, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
27/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Sacombank Bình Dương: Điều Kiện, Hồ Sơ | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
25/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Mb Bình Dương: Điều Kiện, Quy Trình | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
23/04/2025

1 Tài Sản Thế Chấp Tại Nhiều Ngân Hàng Có Được Không?

anonymous 16/11/2024
1 Tài Sản Thế Chấp Tại Nhiều Ngân Hàng Có Được Không? | Đáo Hạn Thế Chấp

Câu hỏi xoay quanh chủ đề vay thế chấp tài sản được nhiều người quan tâm đó là “1 tài sản thế chấp tại nhiều ngân hàng có được không?”. Cùng tìm hiểu ngay.

Vay thế chấp tài sản một trong những hình thức vay được nhiều sử dụng, cho nên những câu hỏi xoay quanh chủ đề này được rất nhiều người quan tâm và chia sẻ. Và một trong số những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là “1 tài sản thế chấp tại nhiều ngân hàng có được không?”. Cùng Daohanthechap tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.

1 tài sản thế chấp tại nhiều ngân hàng có được không?

1 tài sản thế chấp tại nhiều ngân hàng có được không?

Theo quy định tại Điều 296 Bộ luật dân sự 2015 quy định về một tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ nếu đáp ứng những điều kiện sau:

  • Tài sản có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Bên thế chấp phải thông báo cho ngân hàng nhận thế chấp sau biết về việc sổ đỏ của mình đang được dùng để thế chấp tại một ngân hàng khác.
  • Mỗi lần thế chấp phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, đối với trường hợp tài sản có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng các khoản vay tại các ngân hàng. Nếu bạn và ngân hàng đầu tiên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì tài sản của bạn có thể được dùng để thế chấp cho nhiều ngân hàng khác khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên.

Xem thêm: Các loại tài sản thế chấp được chấp nhận là gì?

Một số lưu ý khi thế chấp một tài sản tại nhiều ngân hàng

1 tài sản thế chấp tại nhiều ngân hàng thì cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:

Khi đến hạn trả nợ nhưng không trả hoặc trả không đúng hạn thì tài sản thế chấp sẽ bị xử lý bằng các biện pháp theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận thế chấp tự bán tài sản hoặc nhận chính tài sản đó để thay cho nghĩa vụ của bên thế chấp…

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên, khi thế chấp ô tô ở nhiều ngân hàng và cho nhiều khoản vay khác nhau thì trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một thanh toán một khoản vay thanh toán cho một khoản vay khi đến hạn thì các khoản vay khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các ngân hàng đều được tham gia xử lý tài sản. Ngân hàng nào thông báo về việc xử lý tài sản thì có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu như giữa các ngân hàng không có thỏa thuận khác.

Trường hợp các ngân hàng khác muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì bạn có thể thỏa thuận việc dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

Thứ tự ưu tiên thanh toán đối với tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay?

1 tài sản thế chấp tại nhiều ngân hàng có được không?

Căn cứ điều 308 bộ luật dân sự 2015, ta có quy định cụ thể như sau:

  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
  • Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

Rủi ro khi dùng 1 tài sản thế chấp tại nhiều ngân hàng

Vay thế chấp bên cạnh những lợi ích thì kèm theo đó cũng mang lại nhiều rủi ro cao không chỉ cho người vay mà còn cả ngân hàng. Khi bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền vay khi đến hạn dẫn đến việc ngân hàng không có khả năng xoay vòng vốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ngân hàng.

Do đó, các ngân hàng thường yêu cầu bên vay tiền thực hiện các biện pháp bảo đảm khi vay tiền, nhưng nếu một tài sản thế chấp cho nhiều ngân hàng thì khả năng xảy ra các rủi ro sau đây:

  • Tại thời điểm ngân hàng cho vay, tài sản thế chấp có thể lớn hơn nghĩa vụ đang thực hiện tại thời điểm thế chấp. Và nếu khi người vay tiền không có khả năng thanh toán tiền nợ thì ngân hàng sẽ xử lý tài sản thế chấp. Tuy nhiên, giá trị tài sản thế chấp lúc này có thể đã bị thay đổi theo hướng thấp hơn giá trị tại thời điểm cho vay tiền. Từ đó, dẫn đến việc ngân hàng không thể thu hồi nợ;
  • Nhiều trường hợp thực tế đã xảy ra là việc bên vay tiền sử dụng một tài sản để thế chấp nhưng không thông báo với các bên ngân hàng. Sau đó, hai bên cùng ký kết hợp đồng tín dụng. Đến hạn thanh toán nợ thì bên vay tiền không có khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm lại thế chấp cho nhiều ngân hàng dẫn đến việc ngân hàng không thu hồi được số tiền đã cho vay.

Và trên đây là một trong số những thông tin giúp các bạn giải đáp thắc “1 tài sản thế chấp tại nhiều ngân hàng có được không?”. Hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin đầy đủ và bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn vay thành công và an toàn.

Daohanthechap.vn là đơn vị chuyên hỗ trợ đáo hạn khoản vay thế chấp. Mọi người có nhu cầu vui lòng liên hệ hotline 0819.833.933 để được tư vấn chi tiết.