Khi chọn ngân hàng để vay thế chấp, lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng. Cùng tìm hiểu và so sánh lãi suất vay các ngân hàng được tổng hợp mới nhất.
Vay thế chấp ngân hàng là hình thức vay vốn để giải quyết những vấn đề về tài chính cho các nhân hoặc doanh nghiệp. Sau đây mời các bạn xem qua bảng so sánh lãi suất vay các ngân hàng để lên kế hoạch vay phù hợp nhất.
Bảng so sánh lãi suất các ngân hàng
Ngân hàng | Lãi suất ưu đãi (%/năm) | Tỷ lệ cho vay tối đa (%) | Kỳ hạn vay tối đa (năm) | Kỳ hạn vay tối thiểu (năm) |
---|---|---|---|---|
BIDV | 6 | 100 | 30 năm | 1 năm |
Vietinbank | 6,0 | 80 | 20 năm | |
Vietcombank | 5,5 | 70 | 20 năm | |
Agribank | 6 | 100 | 30 năm | |
Woori Bank | 5,6 | 80 | 30 năm | |
Shinhan Bank | 7,0 | 70 | 30 năm | |
BVBank | 6,49 | 75 | 20 năm | |
Hong Leong Bank | 6,0 | 80 | 25 năm | |
SHB | 7,6 | 75 | 25 năm | |
VIB | 6,5 | 85 | 30 năm | |
VPBank | 7,2 | 75 | 25 năm | |
Standard Chartered | 6,3 | 75 | 25 năm | |
UOB | 6,24 | 75 | 25 năm | |
GPBank | 7,0 | 70 | 15 năm | |
Sacombank | 7,0 | 100 | 30 năm | |
MSB | 6,2 | 90 | 35 năm | |
SeABank | 5,5 | 90 | 35 năm | |
HDBank | 6,5 | 85 | 35 năm | |
TPBank | 6,6 | 90 | 30 năm | |
PVcomBank | 5,99 | 80 | 30 năm | |
ABBank | 6,5 | 90 | 35 năm | |
MBBank | 7,9 | 80 | 20 năm | |
SCB | 7,9 | 100 | 25 năm | |
ACB | 7,0 | Linh hoạt | 25 năm | |
OCB | 7,5 | 100 | 30 năm | |
Eximbank | 7,5 | 100 | 40 năm | |
HSBC | 5,5-8,99 | 70 | 25 năm | |
Techcombank | 6,7 | 80 | 35 năm | |
Public Bank Vietnam | 6,0 | 80 | 30 năm | |
Oceanbank | 6,7 | 80 | 15 năm | |
KBank | 5,85 | 80 | 30 |
Lưu ý: Bảng lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lãi suất có thể thay đổi theo từng thời kỳ phụ thuộc vào chính sách cho vay của ngân hàng. Để được tư vấn chi tiết các gói vay, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp hotline 0819.833.933 để tư vấn chi tiết.
Có được vay ngân hàng này trả ngân Hàng khác?
Từ 1/9/2023, các tổ chức tín dụng được phép phê duyệt cho khách hàng vay để trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng khác với mục đích vay phục vụ nhu cầu đời sống thay vì chỉ được vay phục vụ sản xuất kinh doanh như quy định cũ.
Cũng vì vậy một số ngân hàng đã bắt đầu triển khai chính sách cho khách hàng cá nhân vay vốn để trả khoản vay của ngân hàng khác với lãi suất ưu đãi, đơn cử như:
Ngân hàng | Lãi suất ưu đãi gói vay trả nợ ngân hàng khác |
Vietcombank | Từ 6,9%/năm trong 6 tháng đầu; hoặc 7,5%/năm trong 12 tháng đầu; hoặc 8,0%/năm trong 24 tháng đầu. Hết thời gian ưu đãi, mức lãi suất sẽ điều chỉnh theo tình hình thực tế. |
BIDV | Từ 6%/năm với khoản vay ngắn hạn dưới 12 tháng hoặc từ 6,8%/năm đối với các khoản vay trung dài hạn từ 12 tháng trở lên. |
Vietinbank | Từ 6%/năm cho các khoản vay ngắn hạn và chỉ từ 7,8%/năm cho các khoản vay trung hạn và dài hạn. |
Agribank | Từ 6%/năm trong 06 tháng đầu; hoặc từ 6,5%/năm trong 12 tháng đầu; hoặc từ 7,5%/năm trong 24 tháng đầu. |
MBBank | 8%/năm, cố định trong 12 tháng đối với các khoản vay bất động sản trả ngân hàng khác, thời gian vay lên đến 300 tháng. |
Techcombank | Từ 7,3%/năm cho những khoản vay mua nhận chuyển nhượng BĐS dự án đã có chứng nhận; hoặc khoản vay BĐS chưa có giấy chứng nhận nhưng mua tại dự án có liên kết với Techcombank. Điều kiện là dư nợ vay mua BĐS tại ngân hàng khác từ 1 tỷ trở lên và khoản vay không được hỗ trợ lãi suất hay ân hạn gốc trong 12 tháng trở lại đây. |
VIB | 0% tháng đầu và 6.5% từ tháng tiếp theo khi vay trả nợ trước hạn và chuyển khoản vay thế chấp bất động sản về VIB |
BVbank | Từ 5%/năm dành cho khách hàng cá nhân vay ngân hàng này trả trước nợ ngân hàng khác. |
MSB | 0% 2 tháng đầu và 7,5% 10 tháng tiếp theo |
SeAbank | 6.5%/năm, áp dụng cho các khoản vay mua bất động sản, vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo và vay phục vụ mục đích kinh doanh. |
Đối với các khoản vay ưu đãi từ ngân hàng này trả ngân hàng khác, hầu hết các tổ chức tín dụng đều cho phép khách hàng dùng chính tài sản đảm bảo đang thế chấp hoặc tiền gửi, BĐS của khách hàng hoặc người thân, đồng thời sử dụng nguồn trả nợ linh hoạt qua tài sản khách hàng sở hữu.
Ta có thể thấy chính sách mới này giúp khách hàng có thêm lựa chọn vay vốn với lãi suất thấp và ổn định để nhanh chóng giải quyết khoản vay cũ đang được tính với mức lãi suất cao. Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý là sẽ phải chịu một khoản phí trả nợ trước hạn, khoảng 0,5-3% hoặc cao hơn tùy vào ngân hàng cho vay. Bên cạnh đó, sẽ có một số chi phí phát sinh như phí giải chấp sổ đỏ, phí đăng ký lại thế chấp mới, phí công chứng, phí bảo hiểm cho khoản vay mới,…
Xem thêm: Vay ngân hàng này trả ngân hàng khác dễ hay khó?
Cách tính lãi phải trả cho ngân hàng
Công thức dựa trên các yếu tố như số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất vay ngân hàng và hình thức vay. Cụ thể:
1. Công thức tính lãi suất vay theo dư nợ giảm dần
Ngày này, hầu hết các ngân hàng chủ yếu sử dụng phương thức trả góp với tiền lãi tính theo dư nợ giảm dần.
Lãi suất tính trên dư nợ giảm dần được đa số các ngân hàng áp dụng. Theo đó lãi suất khách hàng phải trả sẽ chỉ được tính theo số tiền còn nợ sau khi đã trừ đi số tiền đã trả.
- Tháng đầu = Tổng tiền vay ban đầu x lãi suất vay ngân hàng/12
- Tháng thứ 2 = (Tổng tiền vay ban đầu – tiền gốc phải trả mỗi tháng) x lãi suất vay ngân hàng/12
- Tháng thứ 3 = (Số tiền vay còn lại – tiền gốc phải trả mỗi tháng) x lãi suất vay ngân hàng/12
- Tính tương tự cho các tháng tiếp theo.
Ví dụ: Số tiền vay ngân hàng là 100 triệu, lãi suất 12% trong vòng 12 tháng. Cách tính lãi suất như sau:
- Tháng đầu = 100 triệu x 12%/12 = 1 triệu đồng.
- Tháng 2 = (100 triệu – 10 triệu) x 12%/12 = 900.000 đồng.
- Tháng thứ 3 = (90 triệu – 10 triệu) x 12%/12 = 800.000 đồng.
- …
2. Tính lãi suất theo dư nợ ban đầu
Công thức tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ ban đầu = Tổng số tiền vay ban đầu x lãi suất vay/12 tháng.
Ví dụ: Vay 100 triệu thời hạn 12 tháng. Trong cả 12 tháng, tiền lãi luôn được tính trên tổng số tiền nợ gốc là 100 triệu.
- Tiền lãi = Tổng tiền vay ban đầu x lãi suất vay ngân hàng/12 tháng = 100 triệu x 12%/12 = 1 triệu đồng.
Những lưu ý khi vay thế chấp ngân hàng
- Dịch vụ vay thế chấp được các ngân hàng chú trọng và thường xuyên đưa ra các gói ưu đãi vay hấp dẫn. Tuy nhiên chúng ta cũng nên lưu ý những điều quan trọng sau đây:
- Đa phần các ngân hàng đều sẽ đưa ra mức lãi vay ưu đãi của chương trình khuyến mãi hiện hành, nghĩa là theo thông thường, ưu đãi được áp dụng không quá 36 tháng;
- Mức lãi vay ưu đãi luôn khá hấp dẫn nhưng nó không phải lãi suất vay áp dụng cho toàn bộ thời hạn vay. Điều này có nghĩa là khi hết thời gian ưu đãi, lãi sẽ tăng lại như ban đầu;
- Luôn luôn cân nhắc giữa lãi ưu đãi trong thời hạn 36 tháng hay 3 năm và lãi vay thực trong thời hạn tối thiểu 15 năm hay trong 12 năm còn lại;
- Dịch vụ vay thế chấp tốt luôn đảm bảo ổn định mức lãi vay thế chấp thực áp dụng trong suốt thời hạn vay chứ không phải lãi suất ưu đãi;
- Trong trường hợp đang cân nhắc lãi suất ưu đãi và có khả năng tất toán nợ nhanh, hãy cân nhắc tới mức phí phạt khi tất toán trước hạn của ngân hàng đó có hay không? cao hay không?
- Nếu có khả năng tất toán nợ nhanh, hãy chọn ngân hàng có lãi suất vay ưu đãi và mức phạt tất toán trước hạn thấp hoặc không phạt.
Và trên đây là bảng so sánh lãi suất vay các ngân hàng được cập nhật mới nhất và những điểm cần lưu ý khi vay thế chấp ngân hàng. Chúc các bạn vay an toàn và thành công.
Dịch vụ cho vay đáo hạn ngân hàng - Daohanthechap.vn
Chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đáo hạn các khoản vay thế chấp ngân hàng:
- Đội ngũ kinh nghiệm
- Hỗ trợ tư vấn nhiệt tình
- Thủ tục đơn giản
- Xử lý nhanh chóng
Quý khách có nhu cầu đáo hạn các khoản vay thế chấp, vui lòng liên hệ qua hotline 0819.833.933 để được tư vấn chi tiết.