Bài viết mới nhất

Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Techcombank Bình Dương: Lãi Suất Vay? | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
29/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vietinbank Bình Dương: Hồ Sơ, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
28/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vpbank Bình Dương: Điều Kiện, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
27/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Sacombank Bình Dương: Điều Kiện, Hồ Sơ | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
25/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Mb Bình Dương: Điều Kiện, Quy Trình | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
23/04/2025

Tài Sản Đảm Bảo Là Gì? Tài Sản Đảm Bảo Cần Thoả Mãn Những Điều Kiện Nào?

anonymous 26/02/2024
Tài Sản Đảm Bảo Là Gì? Tài Sản Đảm Bảo Cần Thoả Mãn Những Điều Kiện Nào? | Đáo Hạn Thế Chấp

Tìm hiểu khái niệm tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo cần thoả mãn điều kiện nào? Tài sản nào không được xem là tài sản đảm bảo phù hợp?

Khi đi vay vốn thông qua tổ chức tín dụng hoặc trực tiếp từ ngân hàng, tài sản đảm bảo là một yếu tố bắt buộc để hoàn thành hồ sơ vay vốn thành công, nhanh chóng được giải ngân cấp vốn. Vậy thực tế tài sản đảm bảo là gì? Tài sản đảm bảo cần thỏa mãn những điều kiện nào? Những tài sản nào không được tính là tài sản đảm bảo hợp lệ? Cùng Daohanthechap.vn tìm hiểu cặn kẽ để thông thạo hơn về quy định vay vốn thế chấp theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

Xem xét định nghĩa tài sản đảm bảo 

Theo định nghĩa chính xác của Pháp luật Việt Nam, tài sản đảm bảo là tài sản được bên bảo đảm dùng để bảo đảm đối với bên nhận. Các các biện pháp bảo đảm có thể là thế chấp, đặt cọc, cầm cố, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh…

Tài sản đảm bảo là gì và có những hình thức nào?

Có ba hình thức tài sản đảm bảo: 

  • Tài sản là vật hiện hữu: nữ trang đá quý, xe cộ, máy móc có giá trị, hàng hoá, nguyên vật liệu. 
  • Tài sản là giấy tờ giá trị cao: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ gửi tiền, sổ tiết kiệm và những loại giấy tờ có giá trị cao tương đương. 
  • Tài sản là quyền tài sản: quyền tác giả, quyền đòi nợ, quyền kinh doanh, quyền góp vốn, quyền khai thác tài nguyên, quyền nhận bảo hiểm, quyền sở hữu công nghiệp và các quyền phát sinh tương đương. 

Đối với các cá nhân vay vốn, tổ chức tín dụng và ngân hàng thường khuyến khích sử dụng giấy tờ đất đai như sổ đỏ, xe ô tô, sổ tiết kiệm… để làm tài sản đảm bảo, nhằm thực hiện thành công quy trình vay vốn. 

Các tài sản phù hợp để làm tài sản vay vốn theo quy định pháp luật

Tìm hiểu các quy định về tài sản đảm bảo theo pháp luật Việt Nam

Điều kiện tiên quyết để các tài sản được cho là phù hợp để làm tài khoản vay vốn là phải có khả năng chuyển nhượng và mua bán một cách dễ dàng. Cụ thể: 

  • Nhà và công trình xây dựng gắn với đất đai. 
  • Bất động sản được mua bảo hiểm thì giá trị của hợp đồng bảo hiểm cũng sẽ được bao hàm vào giá trị tài sản. 
  • Những cơ sở kinh doanh có mặt bằng như khách sạn, cửa hàng, xí nghiệp, xưởng, nhà máy, nhà kho…. Kèm theo đó là các máy móc, thiết bị, công cụ giá trị cao đi liền với chúng như máy bay, ô tô, tàu biển… 
  • Tài sản sẽ tồn tại trong tương lai bao gồm bất động sản hình thành sau thời điểm thế chấp, lợi tức, tài sản có được từ vốn vay, công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu của người vay vốn. 
  • Tài sản khác hợp pháp luật.

Những điều kiện cần thiết để tài sản đảm bảo được hợp lệ

Tài sản đảm bảo cần hội đủ điều kiện theo quy định

Không phải bất cứ tài sản nào cũng có thể đem ra thế chấp, mà phải đảm bảo thỏa mãn những điều kiện tối thiểu thì mới có thể lập hồ sơ vay vốn. 

  • Những tài sản đảm bảo được thế chấp bắt buộc phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền quản lý, quyền giám hộ của người đứng tên vay vốn, chẳng hạn như đất chính chủ theo luật nhà đất. Nếu là tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp nhà nước, tài sản phải chứng minh được là do nhà nước bàn giao cho doanh nghiệp toàn quyền quản lý và sử dụng. 
  • Tài sản phải được phép mua bán, trao tặng, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh… của pháp luật. 
  • Tài sản không vướng những vấn đề tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền tác giả… 
  • Nếu là những tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm, khách hàng cần đảm bảo đã thực hiện mua bảo hiểm cho tài sản trước khi tiến hành vay vốn. 

Các tài sản nào không đủ điều kiện để làm tài sản đảm bảo vay vốn?

Có những loại tài sản không thể sử dụng làm tài sản đảm bảo

Bên cạnh những quy định tài sản đảm bảo hợp lệ, khách hàng muốn vay thế chấp cần hiểu biết thêm về các loại tài sản không đủ điều kiện để làm tài sản đảm bảo. Điều này sẽ giúp cho việc vay vốn được thuận lợi, đỡ mất thời gian và tránh được những rắc rối không đáng có cho cả người vay vốn lẫn tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng trực tiếp cho vay. 

  • Tài sản bị cấm mua bán, kinh doanh, chuyển nhượng và lưu hành trên thị trường theo quy định nhà nước (động vật quý hiếm, chất cấm, vũ khí…)
  • Tài sản còn đang trong thời gian tranh chấp về quyền sở hữu. 
  • Tài sản không phải là sở hữu của người trực tiếp vay vốn. 
  • Tài sản người vay vốn đi thuê hoặc mượn của người khác. 
  • Tài sản đang niêm phong, phong toả hoặc bị tạm giữ bởi cơ quan có thẩm quyền. 
  • Tài sản là cơ sở kinh doanh hoặc doanh nghiệp đang trong quá trình làm thủ tục phá sản hoặc giải thể. 
  • Tài sản đã sử dụng để cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh thực hiện mục đích khác. 
  • Tài sản chưa được thẩm định, khó bảo quản, khó đánh giá. 

Như vậy là những thông tin về tài sản đảm bảo đã được phổ biến chi tiết đến bạn đọc. Nhìn chung, quy định về tài sản đảm bảo, đặc biệt là dù để vay thế chấp cũng không đòi hỏi quá cao. Tài sản được khuyến khích sử dụng vay vốn thường là  nhà cửa, đất đai đã có quyền sử dụng lâu dài, phương tiện giao thông… Miễn là tài sản hợp quy định, có tính chính chủ và không nằm trong diện tranh chấp thì đều có thể làm tài sản đảm bảo.