Vay Thế Chấp Sổ Tiết Kiệm - Lãi Suất, Thủ Tục Như Thế Nào?

anonymous 07/12/2024
Vay Thế Chấp Sổ Tiết Kiệm - Lãi Suất, Thủ Tục Như Thế Nào? | Đáo Hạn Thế Chấp

Vay thế chấp sổ tiết kiệm là một trong số những hình thức vay thế chấp tài sản phổ biến hiện nay. Cùng tham khảo chi tiết trong bài viết sau đây nhé.

Một trong số những hình thức vay thế chấp tài sản phổ biến hiện nay đó là vay thế chấp sổ tiết kiệm. Nếu các bạn đang quan tâm đến hình thức vay này, hãy cùng Daohanthechap.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.

Vay thế chấp sổ tiết kiệm là gì?

Vay thế chấp sổ tiết kiệm là gì?

Đây là hình thức người vay sử dụng sổ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm khi vay. Ngân hàng có nghĩa vụ bảo quản và chịu trách nhiệm quản lý tài sản, đồng thời khi người vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ và khoản vay được tất toán, ngân hàng sẽ trao trả lại tài sản bảo đảm theo quy định.

Đây được công nhận là hình thức vay vốn hợp pháp. Hạn mức cho vay bằng sổ tiết kiệm cũng dao động rộng tùy theo quy định của ngân hàng.

Đặc điểm của hình thức thế chấp sổ tiết kiệm vay ngân hàng

  • Tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp là sổ tiết kiệm ngân hàng.
  • Hạn mức vay: Linh hoạt tùy theo nhu cầu nhưng không vượt quá giá trị sổ tiết kiệm hiện có.
  • Thời hạn vay: Vay thế chấp sổ tiết kiệm thường có thời hạn trong vòng 1 năm.
  • Phương thức trả lãi suất vay: Thông thường ngân hàng sẽ áp dụng 2 phương án trả vay phổ biến đó là:
    • Trả cả gốc và lãi cuối kỳ.
    • Lãi suất sẽ trả hàng tháng, còn tiền gốc được trả định kỳ vào 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng tùy thuộc vào quy định của các ngân hàng.
  • Quy trình, thủ tục vay thế chấp dễ thực hiện: Hiện nay quy trình vay thế chấp diễn ra rất nhanh chóng, nhằm giải quyết nhu cầu khách hàng tối ưu hơn.
  • Vay vốn bằng sổ tiết kiệm của ngân hàng khác: Được phép vay vốn bằng sổ tiết kiệm của ngân hàng khác.

Tại sao người vay lựa chọn hình thức vay thế chấp sổ tiết kiệm?

Sau đây là một số những lý do mọi người thường chọn hình thức vay thế chấp sổ tiết kiệm:

  • Bảo toàn lãi từ sổ tiết kiệm: Người vay vẫn được hưởng lãi suất từ tiền gửi tiết kiệm kể cả khi đã thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn. Số tiền này vẫn phát sinh lãi suất trong thời gian vay.
  • Giải quyết được nhu cầu vốn gấp: Với thủ tục nhanh gọn khách hàng có thể giải quyết kịp thời nhu cầu vốn đột xuất phát sinh mà không ảnh hưởng đến kỳ gửi tiết kiệm.
  • Lãi suất thấp: So với các khoản vay không có tài sản đảm bảo, lãi suất vay cầm cố sổ tiết kiệm thường thấp hơn do có tài sản thế chấp.
  • Tỷ lệ cho vay cao: Người vay được vay tối đa 90% giá trị số tiết kiệm và không quá 3 tỷ đồng/khách hàng.
  • Thủ tục nhanh gọn: Chỉ cần sổ tiết kiệm và giấy tờ tùy thân.

Lãi suất vay thế chấp sổ tiết kiệm là bao nhiêu?

Lãi suất vay thế chấp sổ tiết kiệm là bao nhiêu?

Lãi suất vay thế chấp sổ tiết kiệm mỗi ngân hàng sẽ được quy định khác nhau. Hiện nay vẫn chưa có nhiều thông tin về lãi suất vay thế chấp sổ tiết kiệm. Để biết thêm thông tin chi tiết có thể liên hệ hotline để được tư vấn chi tiết.

Một số gói vay thế chấp sổ tiết kiệm tại các ngân hàng:

  • Vay thế chấp sổ tiết kiệm Agribank
  • Vay thế chấp sổ tiết kiệm HDBank
  • Vay thế chấp sổ tiết kiệm Vietcombank
  • Vay thế chấp sổ tiết kiệm Vietinbank
  • Vay thế chấp sổ tiết kiệm BIDV
  • Vay thế chấp sổ tiết kiệm Eximbank
  • Vay thế chấp sổ tiết kiệm Techcombank
  • Vay thế chấp sổ tiết kiệm VPBank
  • Vay thế chấp sổ tiết kiệm ACB
  • Vay thế chấp sổ tiết kiệm Sacombank
  • Vay thế chấp sổ tiết kiệm SCB

Cách tính lãi suất vay thế chấp sổ tiết kiệm như thế nào?

Với hình thức vay thế chấp sổ tiết kiệm, người vay chỉ cần thanh toán tiền lãi vay vào hàng tháng. Số tiền gốc sẽ được ngân hàng trực tiếp cấn trừ từ số dư trong sổ tiết kiệm đang dùng làm tài sản thế chấp. Ngoài ra, người vay cũng có thể nộp thêm tiền vào sổ tiết kiệm để trả nợ khoản vay trước thời hạn.

Sau đây là công thức tính số tiền lãi hàng tháng:

Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/Thời gian vay + Số tiền vay * Lãi suất hàng tháng

Ví dụ: A sử dụng sổ tiết kiệm 500 triệu đồng làm tài sản đảm bảo để vay ngân hàng thêm 200 triệu, thời hạn trả là 24 tháng với lãi suất là 10%/năm. Khi đó, số tiền lãi (theo phương pháp dư nợ giảm dần) và số tiền gốc phải trả trong năm đầu tiên được tính cụ thể theo bảng tính sau:

  Số tiền gốc (Đồng) Tiền lãi (Đồng) Tổng gốc và lãi (Đồng)
Tháng 1    8.333.333 1.666.667   10.000.000
Tháng 2 8.333.333   1.597.222 9.930.556
Tháng 3  8.333.333  1.527.778 9.861.111
Tháng 4 8.333.333  1.458.333 9.791.667
Tháng   5 8.333.333  1.388.889 9.722.222
           Tháng 6  8.333.333  1.319.444 9.652.778
Tháng 7  8.333.333  1.250.000 9.583.333
Tháng 8  8.333.333  1.180.556 9.513.889
Tháng 9  8.333.333  1.111.111 9.444.444
Tháng 10  8.333.333  1.041.667 9.375.000
Tháng 11  8.333.333  972.222 9.305.556
Tháng 12  8.333.333  902.778 9.236.111

*Lưu ý: Bảng tính chỉ mang tính chất tham khảo

Điều kiện để thực hiện thế chấp sổ tiết kiệm vay ngân hàng?

Mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện khác nhau đối với người vay, tuy nhiên nhìn chung ta sẽ có những điều kiện cơ bản sau đây:

  • Người vay là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài (đối với người có quốc tịch nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, thời hạn cho vay trong thời gian được phép cư trú còn lại trên chứng từ cư trú hợp pháp tại Việt Nam), đủ 18 tuổi.
  • Có tài sản thế chấp là thẻ tiết kiệm (do các ngân hàng/ tổ chức tín dụng phát hành và được ngân hàng cho vay chấp nhận).
  • ……….

Thủ tục vay thế chấp sổ tiết kiệm như thế nào?

Để thực hiện vay thế chấp sổ tiết kiệm, người vay cần thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1 - Chọn ngân hàng cho vay: Trên thị trường hiện nay, hầu hết các ngân hàng chỉ cho vay thế chấp sổ tiết kiệm mở tại chính ngân hàng đó vì có thể dễ dàng xác thực sổ tiết kiệm.
  • Bước 2 - Chuẩn bị hồ sơ vay vốn: Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Các hồ sơ cơ bản sẽ bao gồm:
    • Giấy tờ theo mẫu của ngân hàng
    • CMND
    • Hộ khẩu
    • Sổ tiết kiệm
    • Có thể bổ sung Hồ sơ chứng minh thu nhập theo quy định của mỗi ngân hàng như bảng lương, hợp đồng lao động.
  • Bước 3 - Ký hợp đồng vay: Sau khi ngân hàng kiểm tra và thẩm định hồ sơ đủ điều kiện, người vay sẽ cần ký hợp đồng vay vốn với ngân hàng. Thông thường các nội dung của hợp đồng vay vốn sẽ bao gồm:
    • Số tiền vay
    • Thời hạn vay
    • Lãi suất cho vay, tài sản đảm bảo
    • Phương thức thanh toán
    • Mục đích sử dụng vốn vay
    • Quyền và trách nhiệm của bên vay và bên cho vay
    • Các điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng,...
  • Bước 4 - Nhận giải ngân khoản vay

Sau khi hoàn tất ký hợp đồng, ngân hàng sẽ thực hiện phong tỏa sổ tiết kiệm của người vay tương ứng với thời hạn vay vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân khoản vay vào tài khoản của người vay, hoặc vào tài khoản của bên thứ 3, hoặc giải ngân bằng tiền mặt tùy vào thỏa thuận giữa người vay và ngân hàng trong hợp đồng cấp tín dụng.

Và trên đây là một số thông tin quan trọng về hình thức thế chấp sổ tiết kiệm vay ngân hàng. Hy vọng bài viết này cung cấp cho mọi người những kiến thức bổ ích và thú vị. Chúc mọi người vay thành công và an toàn.