Bài viết mới nhất

Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Techcombank Bình Dương: Lãi Suất Vay? | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
29/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vietinbank Bình Dương: Hồ Sơ, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
28/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vpbank Bình Dương: Điều Kiện, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
27/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Sacombank Bình Dương: Điều Kiện, Hồ Sơ | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
25/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Mb Bình Dương: Điều Kiện, Quy Trình | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
23/04/2025

Có Được Thế Chấp Tài Sản Gắn Liền Với Đất Hay Không?

anonymous 30/11/2024
Có Được Thế Chấp Tài Sản Gắn Liền Với Đất Hay Không? | Đáo Hạn Thế Chấp

Trong những chủ đề liên quan đến vay thế chấp và tài sản thế chấp đó chính là về thế chấp tài sản gắn liền với đất. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Trong những chủ đề liên quan đến vay thế chấp tài sảntài sản thế chấp đó chính là về thế chấp tài sản gắn liền với đất. Nhiều người dân vẫn chưa biết rõ về tài sản sản gắn liền với đất và loại tài sản này bao gồm những gì? Để làm rõ những thắc mắc trên, hãy cùng Daohanthechap.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.

Tài sản gắn liền với đất là gì?

Tài sản gắn liền với đất là gì?

Tài sản gắn liền với đất được hiểu đơn giản là những tài sản vật chất không thể tách rời với một mảnh đất.

Ví dụ như các công trình xây dựng như nhà ở, tòa nhà, cầu đường, đường sắt, đường bộ, cống hố và các công trình khác được xây trên một mảnh đất cụ thể.

Các tài sản này được coi là gắn liền với đất vì chúng không thể di chuyển hoặc tách rời một cách dễ dàng và không gây thiệt hại cho chúng.

Tài sản gắn liền với đất bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định tài sản gắn liền với đất bao gồm:

  • Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
  • Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở 2014;
  • Công trình xây dựng khác;
  • Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BTP cũng quy định tài sản gắn liền với đất gồm:

  • Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
  • Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật nhà ở 2014;
  • Công trình xây dựng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan;
  • Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BTP còn đề cập đến tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, cụ thể như sau:

  • Nhà ở, công trình xây dựng đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng gồm:
    • Nhà ở, công trình xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật nhà ở 2014;
    • Công trình xây dựng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan;
  • Rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng bên thế chấp xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp.

Điều kiện để đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất?

Điều kiện để đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất?

Tại điều 68 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và khoản 19 điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP quy định:

"Điều 68. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý

  • Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được bán đấu giá.
  • Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản gắn liền với đất được xử lý đồng thời với quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các bên có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để có cơ sở xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được thanh toán trước cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  • Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất theo như thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Quyền và nghĩa vụ giữa bên thế chấp và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính quyền sử dụng đất”.

Theo đó đến thời hạn trả nợ mà bạn không tiến hành trả cho ngân hàng được thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo sự thỏa thuận của hai bên khi giao kết hợp đồng, trường hợp nếu hai bên không có thỏa thuận này thì đối với trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì bạn vẫn có quyền sử dụng mảnh đất.

Và trên đây là một số những thông tin chi tiết về tài sản gắn liền với đất cũng nhưng việc thế chấp tài sản gắn liền với đất. Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin bổ ích dành cho các bạn. Chúc mọi người vay thành công và an toàn.