Bài viết mới nhất

Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Techcombank Bình Dương: Lãi Suất Vay? | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
29/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vietinbank Bình Dương: Hồ Sơ, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
28/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vpbank Bình Dương: Điều Kiện, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
27/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Sacombank Bình Dương: Điều Kiện, Hồ Sơ | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
25/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Mb Bình Dương: Điều Kiện, Quy Trình | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
23/04/2025

Tìm Hiểu Các Loại Tài Sản Thế Chấp. Điều Kiện, Quy Định Mới Nhất

anonymous 14/11/2024
Tìm Hiểu Các Loại Tài Sản Thế Chấp. Điều Kiện, Quy Định Mới Nhất | Đáo Hạn Thế Chấp

Như thế nào là tài sản thế chấp? Các loại tài sản thế chấp hiện nay là gì? Hay những điều kiện và quy định về tài sản thế chấp mới nhất? Cùng tìm hiểu ngay.

Vay thế chấp tài sản là hình thức vay rất phổ biến trong xã hội hiện nay, việc người vay thế chấp tài sản thường với mục đích nhằm tiếp cận nguồn vốn lớn để phục vụ nhiều mục đích khác nhau như mua bất động sản, kinh doanh,...

Tuy phổ biến là vậy, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu tường tận về tài sản thế chấp, các loại tài sản thế chấp hiện nay hay những điều kiện và quy định về tài sản thế chấp. Để nắm rõ những điều kể trên, hãy cùng Daohanthechap tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tài sản thế chấp là gì?

Tài sản thế chấp là gì?

Tài sản thế chấp là tài sản được sử dụng để đảm bảo cho các khoản vay giá trị lớn. Tài sản thế chấp thường sẽ có giá trị cao, việc này nhằm đảm bảo người vay sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán lãi suất khi vay vốn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng.

Trong quá trình vay tiền, người vay có thể tiếp tục dùng tài sản này cho mục đích kinh doanh, sử dụng, cho mượn,...

Tài sản thế chấp được chấp nhận có thể rất đa dạng: bất động sản, xe cộ,... Thông thường, đây là các tài sản có giá trị, được nhiều người đánh giá cao và có sự thẩm định, xác nhận của chuyên gia.

Tài sản này có vai trò rất đặc biệt:

  • Là cơ sở để xác định hạn mức vay
  • Là cơ sở để nhận định thiện chí cũng như khả năng trả nợ ngân hàng.
  • Đảm bảo quyền lợi của bên cho vay và bên vay.

Các loại tài sản thế chấp

Các loại tài sản thế chấp

Đối với tài sản thế chấp có đa dạng rất nhiều tùy vào cách chúng ta phân loại, cùng tham khảo chi tiết ở phần dưới đây:

Phân loại theo tự tồn tại

Đối với cách phân loại này, ta có 2 loại đó là tài sản hữu hình và tài sản vô hình

  • Tài sản hữu hình là một tài sản chiếm một phần trong không gian và con người có thể nhận biết được nhờ các giác quan chẳng hạn như: cầm, nắm, sờ,…
  • Tài sản vô hình là các thông tin, tri thức hoặc các quyền tài sản. Chẳng hạn như: quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán phát sinh từ hợp đồng.

Phân loại theo đặc tính di dời của tài sản

Cách phân loại này sẽ dựa trên 2 nguyên tắc chính (theo Điều 318 Khoản 1 & 2 có đề cập), đó là:

  • Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản hoặc động sản có vật phụ, nó cũng thuộc tài sản thế chấp trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp thế chấp một phần bất động sản hoặc động sản thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc loại tài sản thay thế trừ khi có kèm theo các thỏa thuận khác.

Khi phân loại theo đặc tính di dời, ta có 2 loại tài sản như sau:

  • Động sản là những tài sản có thể di chuyển bằng cơ học, có khả năng biến đổi về tính chất vật lý. Các tài sản thuộc dạng động sản điển hình: xe cộ, máy tính, điện thoại,... 
  • Bất động sản là những tài sản cố định không thể di dời bằng cơ học. Thông thường, các tài sản này mang tính địa điểm và tính địa hạt cao. Ví dụ như: nhà cửa, đất đai, công trình xây dựng gắn liền với đất, tài sản khác gắn liền với đất, nhà, công trình xây dựng và tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Phân loại theo đặc điểm hình thành

Hình thức phân loại này được đề cập trong Điều 108 của bộ luật dân sự, cụ thể sẽ có các loại:

  • Tài sản hiện có là các tài sản đã được hình thành cũng như chủ thể đã thiết lập quyền sở hữu với tài sản trước hoặc tại thời điểm thiết lập giao dịch.
  • Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa hình thành nhưng chủ thế xác lập quyền sở hữu sau thời điểm nhất định được xác lập giao dịch.

Tìm hiểu thêm: Có được vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai?

Hình thức phân loại này giúp bên nhận thế chấp có thể cân nhắc được các yếu tố pháp lý về khả năng hình thành trong tương lai khi lựa chọn chúng thành tài sản thế chấp. Việc này có thể hạn chế tối đa rủi ro thì bên nhận thế chấp có thể yêu cầu bên thế chấp mua bảo hiểm. Đồng thời sẽ đảm bảo rằng tài sản thế chấp sẽ được hoàn thành đúng tiến độ.

Phân loại theo sự quản lý của Nhà nước

Theo cách phân loại này, ta có 2 loại tài sản:

  • Tài sản có đăng ký quyền sở hữu là các tài sản thế chấp mà người vay cần chứng minh quyền sở hữu, được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền. Thông thường đây là các tài sản có giá trị lớn, có khả năng ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống của nhiều người. Ví dụ cụ thể: nhà cửa, đất, công trình xây dựng, một số phương tiện giao thông (máy bay, du thuyền, ô tô, xe máy,...), một số quyền sở hữu công nghiệp (bằng sáng chế,...).
  • Tài sản không đăng ký quyền sở hữu là các tài sản còn lại (là ngoài tài sản có đăng ký quyền sở hữu), với loại tài sản này người vay không cần chứng minh mối quan hệ đã đăng ký với chủ sở hữu. Thông thường, đây là các tài sản có giá trị thấp.

Những quy định về tài sản thế chấp

Sau đây là một số quy định về tài sản thế chấp mà các bạn cần lưu ý:

  • Được phép cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
  • Trường hợp nếu thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng sẽ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có các thỏa thuận kèm theo.
  • Pháp luật Việt Nam cho phép thế chấp tài sản để vay vốn. Quá trình vay vốn sẽ phụ thuộc vào giá trị bất động sản khi đã thẩm định.
  • Tài sản trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng nên quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc thế chấp trước khi kết hôn không cần có sự đồng ý của vợ hoặc chồng.
  • Hợp đồng thế chấp phải được lập thành dưới dạng văn bản, nếu không sẽ không đáp ứng được điều kiện hình thức giao dịch dân sự dẫn đến hợp đồng có thể dễ dàng bị vô hiệu.
  • Sau khi kết thúc hợp đồng, bên nhận thế chấp sẽ phải trả lại tài sản thế chấp và các bên làm thủ tục xóa cũng như đăng ký thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Hợp đồng thế chấp sản cần bao gồm các nội dung sau: Chủ thể ký hợp đồng; tài sản thế chấp; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp, bên nhận thế chấp, bên thứ ba giữ tài sản thế chấp; thời gian chấm dứt; hiệu lực của hợp đồng.

Điều kiện của tài sản thế chấp là gì?

Để thực hiện vay thế chấp, tài sản thế chấp cần được đảm bảo một số điều kiện cơ bản sau đây:

  • Tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu của bên thế chấp trừ trường hợp tài sản được bảo đảm bằng biện pháp cầm giữ hoặc bảo lưu quyền sở hữu.
  • Tài sản thế chấp có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được. Việc mô tả tài sản thế chấp được quy định tại Điều 9 Nghị định 21/2021/NĐ-CP do các bên thỏa thuận. Nhưng nếu trường hợp là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký thì thông tin trong bản mô tả phải phù hợp với thông tin trên Sổ đỏ. Còn trường hợp tài sản là quyền tài sản thì bản mô tả thông tin tài sản đảm bảo phải thể hiện được tên, căn cứ phát sinh của quyền tài sản đó.
  • Tài sản thế chấp có thể là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai.
  • Tài sản thế chấp đó có thể có giá trị lớn hơn hoặc bằng hoặc nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm.

Và trên đây là những thông tin cần thiết về tài sản thế chấp. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này có thể giúp các bạn củng cố thêm kiến thức trước khi thực hiện vay thế chấp. Chúc các bạn vay thành công và an toàn.

Daohanthechap.vn là đơn vị chuyên hỗ trợ đáo hạn khoản vay thế chấp. Mọi người có nhu cầu vui lòng liên hệ hotline 0819.833.933 để được tư vấn chi tiết.