Bài viết mới nhất

Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Techcombank Bình Dương: Lãi Suất Vay? | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
29/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vietinbank Bình Dương: Hồ Sơ, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
28/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vpbank Bình Dương: Điều Kiện, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
27/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Sacombank Bình Dương: Điều Kiện, Hồ Sơ | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
25/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Mb Bình Dương: Điều Kiện, Quy Trình | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
23/04/2025

Những Quy Định Về Thẩm Định Tài Sản Thế Chấp Mà Bạn Cần Nắm

anonymous 22/11/2024
Những Quy Định Về Thẩm Định Tài Sản Thế Chấp Mà Bạn Cần Nắm | Đáo Hạn Thế Chấp

Thẩm định là một trong những bước quan trọng và quyết định khoản vay trong vay thế chấp. Cùng tìm hiểu những quy định về thẩm định tài sản thế chấp nhé.

Thẩm định tài sản thế chấp là một trong những bước thực hiện vô cùng quan trọng trong khâu quy trình vay thế chấp tài sản tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Chính vì sự quan trọng và cần thiết đó, quy trình và quy định về thẩm định tài sản thế chấp rất nhiều và nghiêm ngặt. Để hiểu rõ hơn hãy cùng Daohanthechap tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.

Thẩm định tài sản thế chấp là gì?

Thẩm định tài sản thế chấp là quá trình đánh giá giá trị và tính khả dụng của một tài sản mà người vay đưa ra để đảm bảo cho khoản vay.

Nghiệp vụ này rất quan trọng trong khoản vay thế chấp giữa người vay và tổ chức tín dụng/ngân hàng, việc này có ý nghĩa trong quyết định việc cho vay, số tiền vay và góp phần quản lý rủi ro trong các hoạt động của ngân hàng, hạn chế việc phát sinh nợ xấu.

Công tác thẩm định tài sản càng chuyên nghiệp, kỹ càng sẽ vừa góp phần tạo nên tính ổn định cho sự vận hành phát triển của ngân hàng, đồng thời còn hạn chế tối đa khả năng phát sinh nợ xấu, đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý rủi ro tín dụng.

Những quy định về thẩm định tài sản thế chấp

Các quy định về thẩm định giá mua sắm tài sản được đề cập trong các văn bản pháp luật sau:

  • Luật Giá năm 2012: quy định về nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn thẩm định giá; tổ chức và hoạt động thẩm định giá; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thẩm định giá; thẩm quyền định giá tài sản; quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá.
  • Luật Thẩm định giá tài sản được Quốc hội thông qua ngày 29/03/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2012, quy định về thẩm định giá tài sản, tổ chức và hoạt động của tổ chức thẩm định giá, thẩm định viên.
  • Nghị định 89/2013/NĐ-CP: Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều về thẩm định giá, bao gồm: Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam; tiêu chuẩn và thẻ thẩm định viên về giá; tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá; giá dịch vụ thẩm định giá; trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;...
  • Thông tư số 28/2021/TT-BTC về Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 của Bộ Tài chính, ban hành ngày 29/03/2021 và có hiệu lực từ ngày 15/05/2021, quy định về Tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình.

Quy trình thẩm định và định giá tài sản thế chấp

Mỗi ngân hàng sẽ có những quy trình thẩm định giá tài sản thế chấp khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung quy trình cơ bản sẽ diễn ra như sau

Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

  • Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá
  • Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá
  • Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá
  • Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá
  • Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt

Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ phạm vi, nội dung công việc, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá.

Nội dung kế hoạch bao gồm:

  • Xác định mục tiêu, yêu cầu, phạm vi và nội dung công việc.
  • Xác định phương thức, cách thức tiến hành thẩm định giá.
  • Xác định dữ liệu cần thiết cho cuộc thẩm định giá, các tài liệu cần thu thập về thị trường, tài sản thẩm định giá, tài sản so sánh.
  • Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá.
  • Xây dựng tiến độ thực hiện, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.
  • Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực: Lập phương án phân công thẩm định viên và các cán bộ trợ giúp thực hiện yêu cầu thẩm định giá của khách hàng, đảm bảo việc áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp.
  • Xác định nội dung công việc cần thuê chuyên gia tư vấn (nếu có).

Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Bước 4. Phân tích thông tin.

Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Phí thẩm định tài sản thế chấp như thế nào?

Nói sơ qua về khoản phí thẩm định tài sản thế chấp, cụ thể đây là khoản phí mà người vay phải trả cho đơn vị thẩm định để đánh giá giá trị và tính khả dụng của tài sản thế chấp. Đây là một phần trong tổng chi phí khi vay vốn thế chấp.

Cách tính phí thẩm định như thế nào?

Thông thường khoản phí thẩm định được tính theo một trong hai cách như sau:

  • Cách 1: Tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị tài sản:
    • Mức phí này thường dao động từ 0,2% đến 0,5% giá trị tài sản.
    • Ví dụ: Nếu tài sản của bạn được thẩm định có giá trị 1 tỷ đồng, và mức phí thẩm định là 0,3%, thì bạn sẽ phải trả khoảng 3 triệu đồng phí thẩm định.
  • Cách 2: Tính theo giá cố định:
    • Một số đơn vị thẩm định sẽ đưa ra mức phí cố định cho một loại tài sản cụ thể, bất kể giá trị của tài sản đó là bao nhiêu.

Những yếu tố nào tác động đến phí thẩm định tài sản thế chấp?

  • Loại hình tài sản: Thông thường, lại tài sản là bất động sản thường sẽ có mức phí thẩm định cao hơn so với các loại tài sản khác.
  • Độ phức tạp của tài sản: Tài sản có nhiều quyền lợi liên quan, có tranh chấp hoặc đang thế chấp sẽ có phí thẩm định cao hơn.
  • Vị trí địa lý: Các tài sản ở các khu vực khác nhau có thể có mức phí thẩm định khác nhau.
  • Đơn vị thẩm định: Mỗi đơn vị thẩm định có thể có mức phí khác nhau.

Và trên là một số thông tin quan trọng về quy định về thẩm định tài sản thế chấp được chúng tôi tổng hợp lại từ những nguồn tin mới nhất. Hy vọng bài viết này cung cấp cho các bạn những kiến thức thú vị và bổ ích. Chúc các bạn vay thành công và an toàn.

Daohanthechap.vn là đơn vị chuyên hỗ trợ đáo hạn khoản vay thế chấp. Mọi người có nhu cầu vui lòng liên hệ hotline 0819.833.933 để được tư vấn chi tiết.