Rất nhiều thắc mắc “Một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay có được không?” và có những rủi ro gì khi khoản vay đó cùng lúc. Cùng tìm hiểu nhé
Vay thế chấp tài sản sẽ luôn là một trong những hình thức vay phổ biến nhất không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn cả tương lai về sau. Đó chính là vì hình thức vay này có thể giúp người vay tiếp cận với người vốn lớn, nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của mình.
Cũng chính tính phổ biến đó, sẽ có rất nhiều câu hỏi xoay quanh hình thức vay này. Và một trong những câu hỏi phổ biến nhất đó chính là “Một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay?”. Nếu các bạn cũng đang tìm câu trả lời cho câu hỏi này thì hãy cùng Daohanthechap tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.
Một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay hay không?
Để tìm câu trả lời cho thắc mắc này, trước tiên chúng ta cần rà soát lại một số quy định tại khoản 1 Điều 296 Bộ Luật Dân sự 2015, tài sản đảm bảo được quyền đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ khi:
“Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Tuy nhiên việc này cũng có một vài nguyên tắc quan trọng như sau (theo khoản 2 và 3 Điều 296 Bộ Luật Dân sự 2015):
“Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản.
Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác. Nếu các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.”
Theo những thông tin trên, ta có thế kết luận Pháp Luật cho phép một thế chấp cho nhiều khoản vay khác nhau với điều kiện:
- Tài sản thế chấp phải có giá trị lớn hơn tổng giá trị các khoản vay được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận.
- Bên thế chấp phải báo cho bên nhận thế chấp sau biết tài sản cũng đang được bảo đảm các khoản vay khác, mỗi lần thế chấp phải lập thành văn bản.
Tham khảo thêm: 1 tài sản thế chấp tại nhiều ngân hàng có được không?
Những rủi ro khi một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay cùng lúc
Đối với người vay
- Mất tài sản
Thông thường khi một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay là vì người vay muốn vay nhiều vốn, tuy nhiên nếu không trả được nợ cho bất kỳ khoản vay nào, tài sản thế chấp có thể bị bán đấu giá để thanh toán nợ. Điều này có nghĩa là người vay có thể mất hoàn toàn tài sản, ngay cả khi đã trả nợ một phần cho các khoản vay khác.
- Gánh nặng tài chính
Việc phải trả lãi và gốc cho nhiều khoản vay cùng lúc sẽ tạo ra gánh nặng tài chính lớn, vì việc xoay sở để trả nợ cho tất cả các khoản vay rất khó khăn.
- Mất uy tín tín dụng
Khi trả nợ chậm, việc bị liệt kê vào danh sách nợ xấu là điều hiển nhiên. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng, khiến người vay khó vay vốn ở các tổ chức tín dụng khác trong tương lai.
- Tranh chấp pháp lý
Việc một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay có thể sẽ gây nên việc tranh chấp pháp lý giữa các tổ chức tín dụng và ngân hàng về quyền ưu tiên thu hồi nợ, gây ra rắc rối và tốn kém cho người vay.
Đối với tổ chức tín dụng
- Rủi ro tín dụng tăng cao
Với việc vay nhiều khoản vay như vậy rất dễ dẫn đến khả năng người vay không trả được nợ sẽ tăng lên khi tài sản được thế chấp cho nhiều khoản vay. Điều này dẫn đến tăng rủi ro tín dụng cho các tổ chức tín dụng và ngân hàng.
- Khó khăn trong việc thu hồi nợ
Nếu chẳng may trong trường hợp người vay bị vỡ nợ, thì việc xác định thứ tự ưu tiên thu hồi nợ giữa các tổ chức tín dụng sẽ trở nên rất phức tạp, tốn kém và gây nhiều tranh cãi giữa các bên.
- Giá trị tài sản giảm
Giá trị của tài sản thế chấp có thể giảm theo thời gian hoặc do các yếu tố thị trường, dẫn đến việc thu hồi nợ không đủ để bù đắp cho khoản vay.
- Tranh chấp pháp lý
Các tổ chức tín dụng, ngân hàng có thể xảy ra tranh chấp pháp lý với nhau và với người vay về quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản thế chấp.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu các loại tài sản thế. Điều kiện, quy định mới nhất
Và trên đây là một số thông tin quan trọng để giúp các bạn giải đáp thắc mắc “một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay?” cũng như những rủi ro khi đó là những khoản vay cùng lúc. Hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin bổ ích đến cho các bạn. Chúc mọi người vay thành công và an toàn.
Daohanthechap.vn là đơn vị chuyên hỗ trợ đáo hạn khoản vay thế chấp. Mọi người có nhu cầu vui lòng liên hệ hotline 0819.833.933 để được tư vấn chi tiết.