Bài viết mới nhất

Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vietinbank Bình Dương: Hồ Sơ, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
28/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Vpbank Bình Dương: Điều Kiện, Thủ Tục | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
27/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Sacombank Bình Dương: Điều Kiện, Hồ Sơ | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
25/04/2025
Vay Đáo Hạn Ngân Hàng Mb Bình Dương: Điều Kiện, Quy Trình | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
23/04/2025
Vay Đáo Hạn Vib Bình Dương: Điều Kiện, Hồ Sơ, Lãi Suất Vay | Đáo Hạn Thế Chấp
anonymous
21/04/2025

Nợ Xấu Bao Lâu Được Xóa? Cách Xóa Nợ Xấu Trên Hệ Thống Cic

anonymous 20/03/2024
Nợ Xấu Bao Lâu Được Xóa? Cách Xóa Nợ Xấu Trên Hệ Thống Cic | Đáo Hạn Thế Chấp

Nợ xấu ảnh hưởng lớn đến người vay, tổ chức tín dụng và cả nền kinh tế. Vậy nợ xấu bao lâu được xóa? Hướng giải quyết khi bị nợ xấu là gì? Tìm hiểu ngay nhé.

Như chúng ta đã biết nợ xấu ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến người vay mà còn cả tổ chức tín dụng/ngân hàng và cả nền kinh tế. Nếu các bạn thắc mắc nợ xấu bao lâu được xóa? Hay những hướng giải quyết khi bị nợ xấu là gì? Thì hãy cùng Daohanthechap.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Bản chất của nợ xấu?

Bản chất của nợ xấu

Nợ xấu được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mô tả các khoản nợ khó đòi, khi người vay đến hạn thanh toán theo hợp đồng nhưng không thể thanh toán theo quy định. Các khoản nợ có thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày được xem là nợ xấu.

Cụ thể nợ xấu bao gồm các nhóm:

  • Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn: Được phân thành 5 loại nợ khác nhau, trong đó điển hình và phổ biến nhất là nợ quá hạn từ 91-180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu.
  • Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ: Được chia thành 6 loại nợ nhỏ hơn, trong đó phổ biến nhất là nợ quá hạn từ 181-360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 2.
  • Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: Được chia thành 8 nhóm nợ nhỏ hơn, trong đó phổ biến nhất là nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 3 trở lên.

Xem thêm: Tìm hiểu về tất cả các nhóm nợ phổ biến hiện nay

Nợ xấu bao lâu được xóa

Thông tin về nợ xấu sẽ được cập nhật, lưu giữ và bảo mật để khai thác, sử dụng trên Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (Credit Information Centre, sau đây gọi là CIC).

Về thời gian lưu giữ và cung cấp lịch sử nợ xấu trên CIC, khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định như sau:

“Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Từ quy định này, ta có thể thấy thông tin nợ xấu của người vay sẽ được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 05 năm. Tuy nhiên, căn cứ chính sách cung cấp thông tin của CIC, nếu người vay có nợ xấu với dư nợ dưới 10 triệu đồng thì CIC sẽ ngừng cung cấp thông tin ngay sau khi khách hàng tất toán và thông tin tất toán được ngân hàng báo cáo.

Như vậy, lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 05 năm. Sau khoảng thời gian này, khách hàng có thể sẽ được cho vay tiếp. Tuy nhiên, thực tế khả năng được vay tiếp khá thấp.

Với khoản dư nợ dưới 10 triệu đồng thì thông tin nợ xấu sẽ được xóa ngay sau khi tất toán và tổ chức tín dụng báo cáo với CIC.

Xem thêm: Giải đáp - Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến nợ xấu

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến nợ xấu

Nguyên nhân từ người vay

  • Thiếu khả năng trả nợ:
    • Do thất nghiệp, giảm thu nhập, hoặc gặp rủi ro bất ngờ (bệnh tật, tai nạn, thiên tai...).
    • Sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả, đầu tư vào các dự án thua lỗ.
    • Chi tiêu hoang phí, không quản lý tài chính hợp lý.
  • Thiếu ý thức trả nợ:
    • Coi thường pháp luật, cố tình chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
    • Vay nợ để tiêu xài cá nhân, mua sắm hàng hóa xa xỉ.
    • Tâm lý chủ quan, không lường trước được rủi ro tài chính.

Nguyên từ phía tổ chức tín dụng/ngân hàng

Về phía của tổ chức tín dụng và ngân hàng thì khả năng quản lý rủi ro chưa hiệu quả:

  • Duyệt vay thiếu chặt chẽ, thẩm định hồ sơ không kỹ lưỡng.
  • Giám sát sau vay chưa sát sao, không có biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng có dấu hiệu nợ xấu.
  • Cạnh tranh gay gắt, chạy theo số lượng dẫn đến hạ thấp tiêu chuẩn cho vay.

Nguyên nhân khách quan khác

  • Khung pháp lý chưa hoàn thiện
    • Thủ tục xử lý nợ xấu còn phức tạp, tốn thời gian và chi phí.
    • Quy định về tài sản bảo đảm còn bất cập, gây khó khăn cho việc thu hồi nợ.
    • Hệ thống thông tin tín dụng chưa đầy đủ, khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc đánh giá rủi ro của khách hàng.
  • Tình hình kinh tế khó khăn
    • Suy thoái kinh tế, lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
    • Thị trường biến động, lãi suất ngân hàng tăng cao.
    • Thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm: Chậm đáo hạn ngân hàng có bị sao không?

Hướng giải quyết khi bị nợ xấu

Hướng giải quyết khi bị nợ xấu

Bước 1: Tìm hiểu nguyên nhân và xác định tình trạng nợ xấu

  • Liên hệ với tổ chức tín dụng để biết chính xác số tiền nợ gốc, lãi suất cũng như phí phạt.
  • Tiếp theo, xác định nguyên nhân dẫn đến nợ xấu để có hướng giải quyết phù hợp.

Bước 2: Trao đổi và thương lượng với tổ chức tín dụng

  • Hơn hết là một thái độ hợp tác, thiện chí và thể hiện mong muốn giải quyết khoản nợ.
  • Tiếp theo là đề xuất phương án trả nợ phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.
  • Ngoài ra, có thể thương lượng giảm lãi suất, phí phạt hoặc giãn thời gian trả nợ.

Bước 3: Tìm kiếm sự hỗ trợ

  • Liên hệ với các tổ chức tư vấn tín dụng hoặc luật sư để được hỗ trợ về pháp lý và hướng giải quyết.
  • Có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè hoặc các tổ chức xã hội.

Bước 4: Cố gắng thanh toán khoản nợ

  • Ưu tiên thanh toán khoản nợ có lãi suất cao nhất trước.
  • Có thể bán tài sản cá nhân để có tiền trả nợ.
  • Tìm kiếm công việc làm thêm để tăng thu nhập.

Bước 5: Cải thiện lịch sử tín dụng

  • Thanh toán các khoản vay đúng hạn.
  • Giữ mức sử dụng thẻ tín dụng ở mức thấp.
  • Tránh vay nợ mới.

Và trên đây là một số thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi “nợ xấu bao lâu được xóa” cũng như những thông tin xung quanh về nợ xấu. Chúc các bạn vay thành công và an toàn.