Vay Tín Chấp Rồi Có Vay Thế Chấp Được Không?

anonymous 30/12/2023
Vay Tín Chấp Rồi Có Vay Thế Chấp Được Không? | Đáo Hạn Thế Chấp

“Vay tín chấp rồi có vay thế chấp được không” được rất nhiều người quan tâm. Để giải đáp cặn kẽ câu hỏi này, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

Vay tín chấp rồi có vay thế chấp được không? Đây có lẽ là một trong số các câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu chi tiết và hiểu rõ hơn thì hãy cùng Daohanthechap.vn theo dõi bài viết sau đây.

Vay tín chấp rồi có vay thế chấp được không?

Vay tín chấp rồi có vay thế chấp được không?

Theo quy định của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, khách hàng được vay nhiều khoản vay cùng một lúc. Cho nên câu trả lời cho câu hỏi này là .

Tuy nhiên quyết định cho vay hay không sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị ngân hàng nơi người vay đăng ký vay tiền. Thông thường, hầu hết các ngân hàng đều hỗ trợ cho vay vốn nếu đáp ứng đủ các yếu tố, tiêu chí ngân hàng đưa ra.

Xem thêm: Hiểu về bản chất của vay thế chấp

Điều kiện để vay tín chấp và vay thế chấp cùng lúc

Để vay tín chấp và vay thế chấp cùng lúc, người vay cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau đây:

  • Mục Đích Hợp Pháp: Người vay cần có mục đích sử dụng vốn hợp pháp và rõ ràng khi đăng ký vay thế chấp.
  • Tài Sản Đảm Bảo: Đây là yêu cầu tiên quyết để người vay có thể vay thế chấp. Tài sản này phải đủ giá trị để đảm bảo cho cả khoản vay tín chấp hiện tại và cả khoản vay thế chấp sắp tới.
  • Khả Năng Thu Nhập: Người vay phải chứng minh thu nhập để đủ khả năng trả nợ cho cả khoản vay tín chấp và thế chấp.

Tùy theo các ngân hàng và tổ chức tín dụng mà sẽ có thêm những điều kiện khác, cho nên bạn cần tìm hiểu kỹ để nắm rõ hơn.

Nên vay tín chấp rồi vay thế chấp cùng hay khác ngân hàng?

Nên vay tín chấp rồi vay thế chấp cùng hay khác ngân hàng?

Trường hợp 1: Vay cùng ngân hàng

Ưu Điểm

  • Tiện lợi và nhanh chóng: Bởi đã có thông tin và hồ sơ tín dụng từ khoản vay tín chấp trước đó, cho nên quá trình xét duyệt và giải ngân thế chấp sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.
  • Đánh giá năng lực tài chính: Có cái nhìn rõ ràng về khả năng thanh toán và năng lực tài chính của người vay qua khoản vay tín chấp.

Nhược Điểm

  • Có thể bị đánh lãi suất cao: Ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất cao hơn so với ngân hàng khác, do đã đánh giá mức độ rủi ro và nhu cầu tài chính của người vay từ trước.

Tìm hiểu thêm: Vay tín chấp và vay thế chấp: Chọn hình thức nào phù hợp?

Trường hợp 2: Vay khác ngân hàng

Ưu Điểm

  • Có thể nhận những ưu đãi mới: Ngân hàng mới có thể cung cấp mức lãi suất thấp hơn, hạn mức cao hơn và các ưu đãi mới cho khoản vay thế chấp.
  • Đa dạng hóa tài chính: Người vay có thêm sự linh hoạt trong việc lựa chọn điều kiện vay và trả nợ cho ngân hàng.

Nhược Điểm

  • Mất thêm thời gian làm thủ tục vay: Việc chuẩn bị hồ sơ mới và chuyển đổi ngân hàng có thể tốn nhiều thời gian và công sức so với việc vay cùng ngân hàng.
  • Rủi ro khi xét duyệt: Ngân hàng khác có thể đưa ra các yêu cầu và điều kiện khắt khe hơn khi xét duyệt hồ sơ của người vay, cho nên tỷ lệ rớt hồ sơ sẽ cao hơn.

Một số lưu ý về lãi suất

Thông thường, các khoản vay thế chấp áp dụng lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp, vì vậy tiếp tục vay thế chấp sau gói vay tín chấp thì người vay không cần phải lo lắng quá nhiều về mức lãi.

Tùy theo từng hình thức, sản phẩm vay và mục đích sử dụng tiền được quy định lãi suất khác nhau. Người vay nên chú ý về cách tính lãi và trả lãi. Thông thường, lãi hàng tháng được tính dựa trên lãi cố định, lãi dư nợ hoặc lãi thả nổi trên thị trường.

Việc tìm hiểu kỹ cách tính lãi này giúp người vay chủ động hơn trong vay vốn cũng như không bị rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ.

Xem thêm: So sánh lãi suất vay thế chấp của các ngân hàng

Và trên đây là một số thông tin để giúp mọi người giải đáp câu hỏi “vay tín chấp rồi có vay thế chấp được không?”. Hy vọng bài viết này của Daohanthechap.vn có thể mang lại những thông tin bổ ích, đừng quên theo dõi các bài viết khác để cập nhật những kiến thức và thông tin mới nhé. Chúc các bạn vay thành công và an toàn.